Trang sản phẩm (product page) là nền tảng của tất cả các doanh nghiệp thương mại điện tử, đồng thời là một yếu tố vô quan trọng trong chiến lược inbound marketing. Các nhãn hiệu biết cách tối ưu hóa trang sản phẩm sẽ có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi của họ lên rất cao, thậm chí tới hai chữ số.
Tuy nhiên, việc tối ưu hóa trang sản phẩm để tăng tỷ lệ chuyển đổi là một trong những trở ngại lớn nhất mà các doanh nghiệp thương mại trực tuyến thường phải đối mặt. Điều này có thể lý giải phần nào việc tỷ lệ chuyển đổi của các website trong ngành thường thấp đến đáng ngạc nhiên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng điểm qua 6 phương pháp hiệu quả nhất để tạo và tối ưu hóa trang sản phẩm. Các phương pháp này sẽ góp phần thúc đẩy việc biến các khách hàng tiềm năng trên website của bạn trở thành người mua thực sự.
Trang sản phẩm là gì? Lợi ích của nó ra sao?
Trang sản phẩm là một trang trong website thương mại điện tử (eCommerce). Nó chứa tất cả các thông tin liên quan về sản phẩm như hình ảnh, mô tả, đặc điểm, giá cả, số lượng hàng tồn kho, …
Mục đích của việc tạo trang sản phẩm là để thúc đẩy người dùng ra quyết định mua hàng, từ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi. Theo một nghiên cứu gần đây, 3.3% người từng truy cập các trang sản phẩm thương mại điện tử quyết định mua hàng. Trong khi đó, tỷ lệ chuyển đổi trung bình của các website eCommerce chỉ khoảng từ 1 đến 2%.
Ngoài ra, trang sản phẩm còn chứa một số câu trả lời cho các câu hỏi thường gặp về sản phẩm (có một chút giống với trang FAQs), cung cấp các đánh giá từ khách hàng cũ (social proof), so sánh với sản phẩm khác và giúp cho quá trình thanh toán trở nên đơn giản hơn.
Các công cụ hỗ trợ tạo trang sản phẩm
Các hệ thống quản trị nội dung như Shopify, WordPress, và Magento thường được dùng để tạo các website eCommerce đầy đủ tính năng và có tỷ lệ chuyển đổi cao. Nếu không quá rành về kỹ thuật, bạn có thể thuê một công ty thiết kế website hoặc một developer để tạo trang sản phẩm cho mình.
Nếu chọn dùng WordPress, bạn sẽ có rất nhiều công cụ để tạo trang sản phẩm một cách đơn giản và thậm chí là còn miễn phí nữa. Bạn có thể dùng các page builder, Gutenberg, custom field cũng như cài đặt các plugin shopping cart như WooCommerce chẳng hạn.
Cách tạo trang sản phẩm có tỷ lệ chuyển đổi cao
Dưới đây là một vài yếu tố quan trọng mà một trang sản phẩm cần có để đạt được tỷ lệ chuyển đổi cao:
- URL ngắn gọn, mô tả chính xác về trang
- Nút CTA (call to action hay kêu gọi hành động) ngắn gọn
- Giá cả, chi phí vận chuyển và thông tin về sản phẩm phải minh bạch
- Ảnh sản phẩm có độ phân giải cao
- Phải có các đánh giá từ khách hàng cũ
- Social proof
- …
Tuy nhiên, bước đầu tiên để tạo một trang sản phẩm giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi là phải viết nội dung sao cho phù hợp với nhu cầu của người dùng.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn cần dự đoán mục đích của khách hàng khi tìm kiếm từ khóa, tối ưu hóa nội dung cho từ khóa mà họ sử dụng, lắng nghe các pain point của khách hàng, thường xuyên online trên các diễn đàn, mạng xã hội và cung cấp những gì họ đang cần tìm. Bạn cũng có thể dùng một vài công cụ giúp tăng trải nghiệm người dùng (user experience – UX) để phân tích cách mà họ tương tác với website của bạn. Qua đó, bạn sẽ có được sự chuẩn bị tốt cho các chiến dịch sắp tới.
Đây là các bước cần thực hiện để tạo một trang sản phẩm đáp ứng được nhu cầu của người dùng:
Chú trọng vào lợi điểm bán hàng độc nhất của bạn
Phần lợi điểm bán hàng độc nhất, hay unique value proposition (UVP) sẽ phác thảo các lợi ích chính của sản phẩm. Phần này sẽ đóng vai trò là trung tâm của trang sản phẩm.
Mọi thứ mà doanh nghiệp của bạn đang làm đều xoay quanh các UVP và lợi ích mà khách hàng nhận được thông qua việc sử dụng sản phẩm. Đó là lý do tại sao các UVP phải được trình bày một cách cực kỳ rõ ràng bằng các thông điệp hợp thời và dễ hiểu.
Trang sản phẩm hiệu quả nhất phải bán lợi ích chứ không phải bán các tính năng. Hãy giải thích cho các khách hàng tiềm năng những gì mà họ sẽ nhận được khi mua hàng và cách mà sản phẩm của bạn có thể giải quyết các pain point của họ.
Hãy nghĩ về các giá trị chủ đạo mà bạn có thể mang lại cho khách hàng. Bên cạnh đó, bạn cần tạo ra các giá trị thật cụ thể cho sản phẩm.
Sau đó, hãy hỏi bản thân điều gì khiến giá trị này trở nên thực sự độc đáo, độc nhất. Bạn sẽ làm như thế nào để biến sản phẩm của mình nổi bật hơn so với các đối thủ, khác biệt so với phần còn lại?
Một lợi điểm bán hàng độc nhất có thể là một khẩu hiệu đơn giản xuất hiện trên landing page của sản phẩm / dịch vụ. Nên nhớ rằng cách mà bạn thể hiện khẩu hiệu cũng quan trọng tương đương với nội dung của nó. Hãy bôi đậm, sử dụng các kiểu chữ dễ đọc để làm nổi bật UVP và đảm bảo rằng nó luôn nằm ở đầu trang.
Một lợi điểm bán hàng độc nhất nên được xuất hiện ngay phần đầu của trang sản phẩm. Và tiêu đề nên tập trung vào việc mô tả sản phẩm với một văn phong gợi tả.
Tóm lại, bạn phải làm sao để người xem có thể ghi nhớ được UVP của bạn trong vòng 5 – 10 giây đầu tiên từ khi truy cập vào website. Điều này rất quan trọng bởi theo nghiên cứu, chỉ khoảng 45% người dùng ở lại một trang quá 15 giây.
Nêu rõ giá cả và các tính năng của sản phẩm
Giá của sản phẩm phải được nhìn thấy rõ ràng và được hiển thị bằng font chữ to hơn các nội dung khác trên trang sản phẩm. Điều này sẽ tránh gây hiểu lầm và nhầm lẫn có thể phát sinh do việc giá không được hiển thị một cách nổi bật.
Giá cả sản phẩm và các chi phí đi kèm khác như VAT hoặc phí vận chuyển cũng nên được hiển thị một cách rõ ràng.
Đối với các tính năng và đặc điểm của sản phẩm, bạn nên tạo một tab riêng biệt để hiển thị các thông tin như kích thước, màu sắc, trọng lượng, …
Những thông tin trên giúp người mua hiểu rõ hơn về sản phẩm và giúp quá trình mua hàng trở nên thuận lợi hơn.
Upsell (bán thêm) và Cross-sell (bán kèm)
Những khách hàng dù đã quyết định mua một sản phẩm vẫn có thể đổi ý mua thêm những sản phẩm khác.
Các trang sản phẩm không những giới thiệu cho người dùng về sản phẩm chính, mà chúng còn có thể hiển thị các sản phẩm liên quan mà người mua có thể quan tâm.
Các đề xuất bán thêm và bán kèm sẽ giúp tăng giá trị mua sắm của khách hàng. Ngoài ra, điều này cũng sẽ tạo cảm giác tin tưởng, thân thiết do website đã đề xuất các sản phẩm dành riêng cho họ. Có một số điều bạn nên lưu ý về cross-selling và up-selling như sau:
- Các gợi ý bán thêm và bán kèm nên xuất hiện trong phần dưới của một trang sản phẩm chi tiết để tránh việc khách hàng bị xao lãng và quên mất sản phẩm chính mà họ đang định mua.
- Các đề xuất mua hàng nên liên quan tới sản phẩm chính hoặc lịch sử và thói quen mua hàng của khách.
- Các mặt hàng liên quan đến sản phẩm chính có thể là bất cứ thứ gì, từ phụ kiện của sản phẩm cho tới các mặt hàng bổ sung cho nó.
Nếu một trong các sản phẩm mà bạn muốn bán thêm / bán kèm đang hết hàng thì cũng đừng lo lắng. Hãy cung cấp cho người mua một form đăng ký nhận email để họ có thể nhận được thông báo khi có hàng mới về. Nếu vẫn còn hàng, nhưng khách lại chưa sẵn sàng mua ngay, hãy đảm bảo họ có thể thêm mặt hàng vào trong danh sách ưa thích. Điều này sẽ giúp họ tránh việc quên không mua sản phẩm.
Thiết kế phù hợp với hành vi và tương tác của người dùng
Thiết kế, bố cục và các yếu tố điều hướng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc chuyển đổi người xem thành người mua.
Dưới đây là một số mẹo mà bạn có thể làm theo để cải thiện trải nghiệm người dùng tổng thể trên website eCommerce:
Breadcrumbs phân cấp và breadcrumbs dựa trên lịch sử duyệt web là nền tảng để điều hướng mọi website thương mại điện tử.
Breadcrumbs phân cấp sẽ giúp người mua dễ dàng di chuyển qua lại các category để xem sản phẩm. Nếu không có các breadcrumbs này, họ sẽ cảm thấy bế tắc, mất phương hướng, thất vọng và cuối cùng là rời đi.
Loại breadcrumb này không dựa trên lịch sử duyệt web và không nhất thiết phải đưa khách hàng của bạn trở lại các trang mà họ đã xem trước đây.
Việc sử dụng cả breadcrumbs phân cấp và breadcrumbs dựa trên lịch sử là vô cùng quan trọng đối với các trang sản phẩm bởi hành vi của các khách hàng sẽ khác nhau. Thỉnh thoảng họ sẽ muốn xem các sản phẩm liên quan, nhưng thi thoảng họ lại muốn trở về các trang mà họ vừa xem trước đó một phút.
Sử dụng các hình ảnh về sản phẩm hấp dẫn và chân thực
Những hình ảnh chuyên nghiệp, có độ phân giải cao, được hiển thị tĩnh hoặc động sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp người mua hàng hiểu rõ hơn về hình thức và nội dung của sản phẩm trên website.
Các hình ảnh phải đủ lớn để người mua có thể phóng to các chi tiết của chúng. Tuy nhiên, các hình ảnh cũng phải được tối ưu hóa để không làm chậm website WordPress. Hãy chắc chắn rằng bạn có một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp để lo tất cả các khía cạnh như ánh sáng, độ bão hòa màu và góc độ để làm cho những bức ảnh thu hút nhất có thể.
Một mẹo bổ sung: Hãy bật tính năng cho phép người dùng tạo đánh giá với hình ảnh về sản phẩm. Những khách hàng cũ có thể muốn gửi đánh giá của họ cùng với hình ảnh về sản phẩm đã mua. Điều này giúp tăng lòng tin của các khách hàng tiềm năng dành cho doanh nghiệp của bạn, đồng thời tăng tỷ lệ chuyển đổi của website.
Chú trọng tính dễ đọc
Kiểu chữ và phông chữ bạn sử dụng sẽ đóng vai trò quan trọng đối với trải nghiệm và sự hài lòng của khách hàng khi mua sắm. Hãy chọn một phông chữ dễ đọc, không quá lớn hoặc quá nhỏ và phải đủ tương phản với background của website.
Cách bạn định dạng các trang cũng sẽ góp phần giúp cho khách hàng dễ dàng đọc các nội dung trên website hơn. Hãy sử dụng các đoạn văn hai dòng ngắn gọn, chừa ra khoảng cách giữa các dòng, các đoạn để bài viết trông thoáng hơn.
Thêm một vài call to action
Các social proof bao gồm đánh giá / xếp hạng của người dùng, testimonial của khách hàng và influencer marketing (quảng bá thông qua những người có sức ảnh hưởng). Mục tiêu của social proof là tạo dựng niềm tin của khách hàng.
Có tới 95% người mua hàng trực tuyến tìm kiếm các đánh giá về sản phẩm trước khi quyết định mua, và có tới 84% trong số đó thực sự tin vào các đánh giá. Ngoài ra, theo thống kê, việc có hơn 50 đánh giá cho một sản phẩm có thể giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi lên 5%.
Các đánh giá cung cấp cho khách hàng các dữ liệu cần thiết để đưa ra quyết định sáng suốt, từ đó giúp việc bán hàng dễ dàng hơn và chuyển các khách hàng tiềm năng thành người mua.
Thiết kế trang sản phẩm nên kết hợp giữa social proof, đánh giá của khách hàng và một bộ sưu tập hình ảnh về sản phẩm từ khách hàng cũ nếu có thể.
Bạn thậm chí có thể nâng cấp các social proof lên một tầm cao mới bằng cách “xin xỏ“ để người mua để lại thông tin cá nhân của họ. Từ đó, chúng ta có thể tạo ra những bài đánh giá có thông tin cụ thể về người mua, vì vậy mà tính thuyết phục sẽ cao hơn hẳn. Ví dụ: khi khách hàng để lại một đánh giá, bạn có thể hỏi về màu mắt, loại da và tóc của họ. Thông qua các thông tin này, các khách hàng mới có thể lọc ra và xác định được sản phẩm nào là phù hợp nhất với các đặc điểm của họ.
Tạo cảm giác gấp rút
Những khách hàng do dự khi mua hoặc không thấy có động lực cụ thể nào thường sẽ rời khỏi trang sản phẩm của bạn mà không chuyển đổi.
Bằng cách tạo cảm giác gấp rút, phải mua sản phẩm ngay còn kịp, bạn có thể tăng ham muốn mua hàng của người xem. Điều này đánh vào sự sợ hãi của khách hàng, họ luôn sợ bỏ lỡ một khuyến mãi ngon ăn nào đó.
Có rất nhiều cách để bạn có thể tạo cảm giác gấp rút cho người mua, nhưng có cách phổ biến nhất là giới hạn thời gian mua hoặc số lượng sản phẩm còn lại.
Ví dụ, bạn có thể thêm một đồng hồ đếm ngược vào homepage của website WordPress, thể hiện thời gian mà chương trình khuyến mãi sẽ kết thúc.
Ngoài ra, có một chiến thuật hiệu quả khác giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi là hiển thị số lượng hàng tồn kho của một sản phẩm nhất định trên website.
Dùng các nút CTA để kêu gọi mua hàng
Các nút CTA (call-to-action) hay nút kêu gọi hành động chính là lời mời trực tiếp được gửi tới người xem, mời họ chuyển thành người mua. Việc họ có đồng ý hay không phụ thuộc vào cách mà bạn sáng tạo nội dung trên website. Nội dung có phù hợp không, có tạo được uy tín với khách hàng hay không, tỷ lệ chuyển đổi chính là câu trả lời.
Hãy lưu ý rằng các nút CTA tốt nhất là nên tập trung vào một, hoặc cùng lắm là hai nội dung để tránh việc khách hàng bị xao lãng, mất tập trung. Ngoài ra, các nút CTA trên cùng một website eCommerce nên được thiết kế giống nhau để tránh gây nhầm lẫn và tạo cảm giác thân quen.
Bên cạnh đó, để tối ưu hiệu quả, nút CTA đầu tiên tốt nhất nên được đặt ở đầu trang và nên đưa về giao dịch hoặc khuyến mãi gần nhất của website eCommerce. Ngoài ra, tất cả các nút CTA cần được hiển thị rõ ràng, nổi bật trên trang. Do đó, bạn nên sử dụng các màu sắc rực rỡ, tương phản cùng với một lời mời chào ngắn gọn và hấp dẫn.
Bạn nên viết các lời kêu gọi hành động một cách linh hoạt, tạo cảm giác gấp rút, ví dụ như “Thêm vào giỏ hàng ngay” hoặc “Mua ngay” chẳng hạn. Hoặc bạn cũng có thể nghĩ ra một câu nào đó sáng tạo, táo bạo, khác thường sao cho phù hợp với thương hiệu của mình.
Một số mẹo bổ sung để tạo trang sản phẩm giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi
Tối ưu hóa tốc độ website
Theo thống kê, có tới 40% người dùng quyết định thoát nếu trang họ đang truy cập tải lâu hơn 3 giây. Trong khi đó, 79% người mua hàng không hài lòng với hiệu suất của một website sẽ quyết định không quay lại mua sắm thêm một lần nào nữa.
Các website eCommerce với tốc độ tải chậm sẽ để lỡ mất cơ hội thu về lead và chuyển đổi chúng. Điều này khiến cho tốc độ tải trang nghiễm nhiên trở thành một yếu tố quan trọng trong việc chuyển đổi khách hàng.
Các website eCommerce lớn với nhiều trang và sản phẩm thường đứng trước rủi ro trở nên quá cồng kềnh và chậm chạp. Bạn có thể tối ưu hóa tốc độ tải trang bằng một số cách sau:
- Xóa các dữ liệu thừa
- Xóa các đoạn code HTML, PHP, JS và CSS thừa
- Nén và tối ưu hóa ảnh
- Sử dụng các gói hosting cao cấp
- Bật browser caching
- Tối ưu hóa việc bán sản phẩm bằng cách loại bỏ các sản phẩm không bán chạy
- Đơn giản hóa cấu trúc website, sitemap và mạng lưới sản phẩm
Tối ưu hóa SEO
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, hay SEO (Search Engine Optimization) là một trong những nền tảng chính của tất cả các website eCommerce.
Các kỹ thuật SEO on-page và off-page sẽ giúp cửa hàng trực tuyến của bạn được xếp hạng cao hơn trên trang kết quả tìm kiếm của Google. Qua đó, bạn sẽ tiếp cận và bán được hàng cho cho những người mua tiềm năng trước các đối thủ.
Tốc độ cũng là một yếu tố quan trọng của SEO: Google sẽ ưu tiên các trang web có tốc độ nhanh và xếp hạng chúng cao hơn.
Có một cách khác để tối ưu hóa SEO là đăng các bài viết dài (long-form) để giải thích, hướng dẫn cho người đọc về các chủ đề mà họ đang tìm kiếm.
Để củng cố thành quả từ việc SEO, bạn cũng nên:
- Sử dụng các từ khóa đã được nghiên cứu kỹ lưỡng để viết bài nhằm tới các đối tượng khách hàng tiềm năng. Bạn có thể chèn các từ khóa này vào nội dung, tiêu đề, mô tả, các thẻ meta, thẻ title, …
- Tối ưu hóa tên và thẻ alt của hình ảnh
- Sử dụng các header H1, H2, H3 hợp lý
- Viết meta description riêng cho từng trang
Để biết thêm nhiều mẹo hay khác trong việc viết nội dung chuẩn SEO cho website eCommerce, hãy tham khảo bài viết này.
Thêm các nút Call và Chat
Bạn nên thêm vài công cụ dưới đây để giúp người mua tương tác với người bán khi cần tư vấn:
Lời cuối
Việc tạo và tối ưu hóa một trang sản phẩm hiện có để tăng tỷ lệ chuyển đổi là một quá trình nhiều mặt. Chúng ta cần khai thác vào những khía cạnh khác nhau của website từ tối ưu hóa SEO on-page thông qua việc hướng tới sáng tạo nội dung sao cho đáp ứng được nhu cầu của người xem.
Điều quan trọng ở đây là bạn phải đáp ứng được tất cả các tiêu chí đề ra trong bài thì mới có thể đảm bảo được trang sản phẩm sẽ thu hút được sự chú ý từ những khách hàng tiềm năng nhất. Và đừng quên cung cấp cho họ các social proof, nội dung chất lượng và những trải nghiệm người dùng tuyệt vời nhé!