Quy trình làm web như thế nào?

Thiết kế một trang web chuyên nghiệp có nhiều quy trình khác nhau. Và dựa trên kinh nghiệm thiết kế website chuẩn SEO của TitanWeb chúng tôi với các đối tác trong và ngoài nước, TitanWeb xin chia sẻ quy trình thiết kế website trong bài viết này.

Hiểu về quy trình làm web giúp khách hàng và đơn vị thiết kế web biết rõ mình cần làm gì, phối hợp như thế nào và cung cấp các thông tin, tài liệu gì. Nhờ đó quá trình thiết kế web sẽ được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả và mang lại một sản phẩm hoàn thiện, chất lượng nhất.

Bước 1: Tiếp nhận và phân tích yêu cầu từ khách hàng

Hiểu rõ yêu cầu của khách hàng là yếu tố tiên quyết khi xây dựng website thành công
Hiểu rõ yêu cầu của khách hàng là yếu tố tiên quyết khi xây dựng website thành công

Trong quy trình thiết kế website việc đầu tiên nên làm đó là tiếp nhận yêu cầu và thông tin từ khách hàng.

Đơn vị thiết kế web cần xem xét về những mong muốn của khác hàng về website và cần đảm bảo sự phù hợp, tính khả thi trong từng chi tiết. Điều này đòi hỏi sự thảo luận, bàn bạc kỹ lưỡng của các lập trình viên để sản phẩm cuối cùng hoàn thiện nhất. Đồng thời, sẽ giúp cho quá trình triển khai nhanh chóng, chính xác, tránh những mâu thuẫn ngoài ý muốn khi thực hiện.

Ở bước này, bạn cần phải quan tâm đến những yếu tố quan trọng như sau: 

  • Lĩnh vực hoạt động: Mỗi lĩnh vực khác nhau sẽ có những yêu cầu thiết kế khác nhau để đáp ứng nhu cầu của đối tượng sử dụng. Tuy không có quy định cụ thể nhưng website cần phải tuân thủ xu hướng, quy tắc, các tính năng cơ bản của website cũng thay đổi theo lĩnh vực hoạt động của lĩnh vực để có thể đạt được hiệu quả thu hút khách hàng tốt nhất.
  • Sitemap của website, thể hiện cấu trúc website mà khách hàng mong muốn phát triển.
  • Những tính năng mà khách hàng muốn có cho trang web của họ: Các công ty ở những lĩnh vực khác nhau sẽ có những tính năng tương ứng khác nhau
  • Các yêu cầu về thẩm mỹ như: logo, màu thương hiệu, bố cục, … Ở phần này, đặc biệt lưu ý đến yếu tố của bộ nhận diện thương hiệu của khách hàng.
  • Khách hàng mục tiêu là ai: Lập trình viên phải tư vấn về giao diện và chức năng của hệ thống mạng theo từng đối tượng khách hàng mục tiêu của công ty. Ví dụ: khách hàng trung niên nên có giao diện lịch sự, thích tính thực tế còn đối với sinh viên, thanh niên có thể sử dụng màu sắc tươi sáng, biểu tượng trẻ trung, …
  • Nội dung trang web hướng tương lai là gì: Lập trình viên nên sử dụng thông tin này để tư vấn cho doanh nghiệp về việc nên sử dụng các tính năng nào và thu thập các hình ảnh cần thiết để thiết kế và xây dựng trang web.

Bước 2: Thiết kế giao diện website

Giao diện website hiện nay được phát triển rất đa dạng và phong phú. Được chia thành hai loại chính, cung cấp giao diện dựa trên mẫu và giao diện được thiết kế độc quyền. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm khác nhau:

  • Giao diện được cung cấp theo mẫu thiết kế sẵn, được phân chia theo từng chủ đề, và mỗi chủ đề sẽ có một số chủ đề cụ thể có thiết kế tương tự để người dùng cân nhắc và lựa chọn. Việc lựa chọn kiểu giao diện này giúp quá trình viết web nhanh chóng, dễ dàng, không tốn nhiều thời gian và chi phí. Tuy nhiên, với kiểu giao diện này, không có nhiều sự tùy biến, cá nhân hóa, khác biệt hóa khi cạnh tranh trên thị trường.
  • Giao diện thiết kế độc quyền: thiết kế theo yêu cầu khách hàng, khác biệt hoàn toàn, không đụng hàng. Từ logo, màu sắc, hay kiểu dáng, … đều có thể được điều chỉnh, thay đổi, mang đến sự hài lòng cao nhất. Nó thể hiện sự độc đáo và khác biệt mà một doanh nghiệp tìm kiếm. Giao diện thiết kế độc quyền cho phép chúng tôi thoải mái thể hiện sự sáng tạo của mình và tạo ra những sản phẩm ưng ý. Sử dụng kiểu giao diện này giúp định vị thương hiệu tốt hơn. Tuy nhiên, điều này sẽ đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để hoàn thành.
Giao diện đẹp là giao diện phù hợp với xu thế thiết kế, lĩnh vực kinh doanh và nhận diện thương hiệu của khách hàng
Giao diện đẹp là giao diện phù hợp với xu thế thiết kế, lĩnh vực kinh doanh và nhận diện thương hiệu của khách hàng

Thiết kế một giao diện đẹp mắt chuẩn UI/UX là yếu tố hàng đầu đảm bảo sự thành công trong quá trình làm web. Nó sẽ góp phần đưa thương hiệu của bạn đến gần hơn với các khách hàng. Và trong quá trình thực hiện cần phải đảm bảo:

  • Sắp xếp bố cục hợp lý.
  • Tăng nhiều khoảng trống để giúp tổng quan giao diện “dễ thở” hơn.
  • Thu hút sự chú ý bằng hình ảnh sáng tạo, chuyên nghiệp.
  • Lựa chọn màu sắc giao diện phù hợp.
  • Đầu tư chất lượng typography để nâng tầm thương hiệu.
  • Đảm bảo tính linh hoạt khi chuyển giao diện web sang mobile.

Sau khi thiết kế giao diện, cần thống nhất với khách hàng để chốt thiết kế. Quá trình xét duyệt thiết kế với khách hàng có thể sẽ mất thời gian và có thể phải thiết kế lại nếu không đạt yêu cầu.

Bước 3. Lập trình tính năng cho website

Các bước tiếp theo trong quy trình thiết kế trang web là lập trình và xây dựng chức năng. Việc phát triển từ chức năng cơ bản đến chức năng nâng cao chủ yếu phụ thuộc vào yêu cầu và mong muốn của khách hàng.

Như đã nói, tính năng cho mỗi lĩnh vực kinh doanh sẽ khác nhau, nhưng phần lớn các website đều cần có những trang cơ bản như trang chủ, tìm kiếm, liên hệ… Ngoài ra, còn có nhiều trang với các yêu cầu cụ thể của website đó.

Nếu website đòi hỏi nhiều tính năng và có độ phức tạp cao thì cần phải tăng thời gian thực hiện. Bởi các bước tiến hành đòi hỏi nhiều hơn.

Bước 4: Đăng tải nội dung lên website

Nội dung là một phần quan trọng trong việc hoàn thành và launching website
Nội dung là một phần quan trọng trong việc hoàn thành và launching website

Cuối cùng, để có thể đi vào hoạt động hoàn chỉnh, website cần phải được thiết kế với nội dung phù hợp với nội dung chính mà trang chủ đã giới thiệu và cần ít nhất 10 bài viết để có thể trải đều các chủ đề chính của trang.

Đây là điều bắt buộc đối với mọi trang web. Đối với từng lĩnh vực cụ thể mà doanh nghiệp theo đuổi, sẽ có một số thay đổi trong những gì được cung cấp.

Việc đăng tải nội dung là bước rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của website. Những yếu tố cốt lõi này khi được hoàn thiện đầy đủ, chi tiết và phù hợp sẽ cho ra sản phẩm cuối cùng ưng ý nhất.

Bước 5: Kiểm tra và chỉnh sửa

Sau khi chức năng website hoàn thành, TitanWeb và khách hàng sẽ cùng chạy thử và cập nhật nội dung cơ bản, sau đó sẽ cung cấp sản phẩm cho khách hàng dùng thử. Khách hàng sẽ kiểm tra kỹ qua phần chức năng và giao diện web và yêu cầu sửa khi gặp lỗi.

Sau khi xác nhận website chạy bình thường, hai bên nghiệm thu sản phẩm, TitanWeb sẽ bàn giao mã nguồn cho khách hàng hoặc host website cho khách hàng tại server của TitanWeb. Host tại server của TitanWeb, khách hàng sẽ được tặng gói bảo mật website hàng năm.

Bước 6: Hướng dẫn sử dụng web

Sau khi bàn giao cho khách hàng đơn vị cung cấp dịch vụ luôn có đội ngũ kỹ thuật viên nhiệt tình hỗ trợ hướng dẫn sử dụng cụ thể và đầy đủ. Nhờ đó, việc quản lý và bảo trì website được diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả cao theo yêu cầu. Luôn hỗ trợ khách hàng 24/7, giúp làm tốt công việc vận hành và quản lý website, tránh những gián đoạn ngoài ý muốn có thể xảy ra ảnh hưởng đến công việc bình thường của mỗi đơn vị, doanh nghiệp.

Bước 7. Bảo trì trang web và nâng cấp website

Nhiều người nghĩ rằng sau khi bàn giao website cho khách hàng thì nhiệm vụ bên đơn vị thiết kế sẽ hoàn thành. Nhưng không, mọi thứ từ bảo trì đến kiểm soát chất lượng sản phẩm hoặc nâng cấp khi cần thiết đều được TitanWeb hỗ trợ. Nhờ đó, website của mỗi doanh nghiệp luôn hoạt động hiệu quả và ổn định, tối đa hóa giá trị và lợi ích khi cần thiết.

Trong quy trình thiết kế website có rất nhiều yếu tố quan trọng cần phải đảm bảo để web có thể hoạt động một cách trơn tru nhất. Lời khuyên cho bạn là nên tìm đến những đơn vị thiết kế web chuyên nghiệp như TitanWeb, có nhiều kinh nghiệm để sản phẩm cuối cùng có được sự hiệu quả và thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khách hàng.